Trang-diem.vn – Dầu oliu được chiết xuất từ quả của cây oliu, một loại cây có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Từ thời La Mã, con người đã biết đến và sử dụng phổ biến dầu oliu, nó được coi như một loại thần dược chữa được rất nhiều bệnh tật, giữ gìn nhan sắc. Ngày nay, cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu (EFSA) đã công nhận dầu oliu đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật nhờ các chất có hoạt tính sinh học. Vậy trong dầu oliu có gì mà đem lại tác dụng tuyệt vời đến vậy? Cùng trang-diem tìm hiểu nhé!
1, Thành phần và công dụng đối với làn da của dầu oliu
Các nhà khoa học đã nghiên cứu trong nhiều năm liền và chỉ ra rằng, dầu oliu có chứa hơn 200 chất có hoạt tính sinh học.
Nồng độ chất chống oxy hóa dồi dào tocopherols, β-carotene, lutein, Hydroxytyrosol, tyrosol, oleuropein oleocanthal, squalene, các phenol. Các hoạt chất này có khả năng chống viêm, chống xơ vữa động mạch và ngăn ngừa một số bệnh tim mạch. Đối với làn da, các chất này có thể đẩy lùi quá trình lão hóa, ngăn cản hình thành các gốc tự do, làm sáng da, loại bỏ các vết thâm, tàn nhang, vết chân chim.
Lượng lớn acid béo bão hòa giúp giữ ẩm, làm mềm da, mờ sẹo thâm do mụn.
Dầu oliu có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm. Nhờ đó ngăn cản hình thành mụn, sẹo mụn, sẹo thâm do mụn.
Hàm lượng vitamin tan trong dầu A, E, D và K rất cao khiến dầu oliu trở thành một sản phẩm lý tưởng để bảo vệ và nuôi dưỡng làn da. Không chỉ vậy, các vitamin này còn có tác dụng phục hồi tế bào mô hư hỏng, kích thích sinh sản collagen, eslatin và tăng cường độ săn chắc của da. Dầu oliu mang lại cho bạn một làn da trắng mịn, sáng bóng tự nhiên.
2, Sử dụng dầu oliu trong điều trị thâm mụn thế nào?
Thực tế cho thấy rằng, sử dụng dầu oliu nhiều trong các bước skincare sẽ gia tăng hiệu quả của việc trị thâm mụn, sáng da, da đều màu khỏe mạnh. Chắc bạn cũng đã nghe đến việc sử dụng dầu oliu làm mặt nạ dưỡng da, nhưng trang-diem sẽ giới thiệu đến bạn nhiều cách để sử dụng dầu oliu hơn như thế.
2.1, Dưỡng da bằng dầu oliu nguyên chất
- Làm sạch da bằng nước ấm hoặc xông mặt để lỗ chân lông được thông thoáng, dễ hấp thu dưỡng chất.
- Lấy 3 – 4 giọt dầu oliu cho vào lòng bàn tay, massage nhẹ nhàng theo chiều từ trong ra ngoài trong 10 phút.
- Rửa lại mặt bằng nước mát để loại bỏ dầu, sau đó rửa bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông.
2.2, Trị thâm mụn bằng dầu oliu – tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ có chứa Curcuminoids, artumeron, turmeron… có tác dụng chống oxy hóa, làm mờ vết thâm mụn, trị sẹo, chống viêm rất tốt.
- Trộn đều 5 thìa café tinh bột nghệ với 5 thìa café dầu oliu thành hỗn hợp lỏng sánh.
- Làm sạch da bằng nước ấm để làm thoáng lỗ chân lông.
- Thoa đều hỗn hợp tinh bột nghệ và dầu oliu lên da thâm mụn
- Sau khoảng 15 – 20 phút rửa sạch lại bằng nước lạnh, se khít lỗ chân lông.
2.3, Trị thâm mụn bằng dầu oliu – nha đam – mật ong
Nha đam có chứa nhiều vitamin có lợi cho da như B1, B6, B5, C…đặc biệt là acid folic, thành phần này thúc đẩy quá trình hình thành tế bào mới, hạn chế để lại sẹo. Nha đam còn chứa một lượng chất chống oxy hóa lớn, tái tạo làn da, loại bỏ vết thâm do mụn.
- Nha đam: 2 lá nha đam tươi, loại bỏ vỏ xanh, chỉ lấy phần thịt trắng như thạch. Đem rửa sạch nhựa vàng, xay nhuyễn.
- Dầu oliu: 3 thìa café.
- Trộn đều nha đam xay nhuyễn với dầu oliu, được hỗn hợp sánh lỏng.
- Làm sạch vùng da thâm mụn.
- Thoa hỗn hợp trên lên da, massage nhẹ nhàng.
- Sau 15 phút, rửa sạch lại bằng nước.
2.4, Công thức trị thâm mụn bằng dầu oliu – đường nâu
- Dầu oliu: 3 – 4 thìa café
- Đường nâu: 3 – 4 thìa café
- Trộn dầu oliu với đường thành một hỗn hợp sánh mịn.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da thâm mụn.
- Xoa đều hỗn hợp trên lên vùng da đó, massage nhẹ nhàng trong 5 phút.
- Rửa sạch lại da bằng nước và thoa kem dưỡng ẩm.
2.5, Công thức trị thâm mụn bằng dầu oliu – bột cà phê
- Dầu oliu: 3 – 4 thìa café.
- Bột cà phê: 3 – 4 thìa café.
- Mật ong: 1 thìa café.
- Trộn ba thành phần trên thành hỗn hợp sền sện.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da thâm mụn.
- Xoa đều hỗn hợp trên lên vùng da đó, massage nhẹ nhàng trong 5 phút.
- Rửa sạch lại da bằng nước và thoa kem dưỡng ẩm.
2.6, Công thức trị thâm mụn bằng dầu oliu – đường nâu – bơ
- Dầu oliu: 5 thìa café.
- Bơ xay nhuyễn: 4 thìa café.
- Mật ong: 2 thìa café.
- Trộn đều 3 thành phần trên thành một hỗn hợp đồng nhất.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da thâm mụn.
- Xoa đều hỗn hợp trên lên vùng da đó, massage nhẹ nhàng trong 5 phút.
- Rửa sạch lại da bằng nước và thoa kem dưỡng ẩm.
2.7, Công thức trị thâm mụn bằng dầu oliu – chanh – mật ong
- Dầu oliu: 4 thìa café.
- Chanh: 2 thìa nước cốt chanh
- Mật ong: 2 thìa café.
- Hòa trộn 3 thành phần trên thành một hỗn hợp đồng nhất.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da thâm mụn.
- Xoa đều hỗn hợp trên lên vùng da đó, massage nhẹ nhàng trong 5 phút.
- Rửa sạch lại da bằng nước và thoa kem dưỡng ẩm.
3, Lưu ý khi sử dụng
Mặc dù dầu oliu đem lại nhiều lợi ích như vậy, nhưng bạn cũng nên tìm hiểu về một số tác dụng phụ của nó trước khi sử dụng.
3.1, Dị ứng
- Đối với một số người có làn da nhạy cảm thì có thể bị kích thích hoặc dị ứng khi tiếp xúc với dầu oliu. Hãy thử bôi một lượng dầu oliu lên vùng da nhỏ trong vòng vài tiếng để kiểm tra xem da mình có bị kích ứng hay không.
- Để giảm tối thiểu hiện tượng dị ứng, bạn nên lựa chọn và sử dụng dầu oliu nguyên chất.
- Trong một số nghiên cứu, dầu oliu là gia tăng nguy cơ mắc bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh, vì vậy không nên sử dụng dầu oliu nếu gia đình bạn có người mắc bệnh chàm da (yếu tố di truyền).
3.2, Bít tắc lỗ chân lông
- Dầu oliu cũng là một loại dầu, vì vậy không dễ dàng để hấp thụ dầu qua da, gây bít tắc lỗ chân lông và đó có thể là nơi vi khuẩn tích tụ và gây ra mụn trứng cá. Vì vậy chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ dầu oliu để dưỡng da.
- Lời khuyên của trang-diem là bạn không nên sử dụng dầu oliu nếu da bạn là da dầu, hoặc đang có mụn. Có thể sử dụng nếu bạn rửa sạch dầu oliu còn đọng lại trên da bằng sữa rửa mặt.
Trên đây là những công thức trị thâm mụn tại nhà bằng dầu oliu, mong rằng qua những chia sẻ của trang-diem sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn sớm lấy lại được vẻ đẹp mịn màng cho làn da.
Xem thêm:
[Review] Top 5+ Kem Kosxu HOT nhất trên thị trường hiện nay
[Review] Bộ mỹ phẩm Cellio Collagen có tốt không? Giá bao nhiêu?